Vàng là công cụ vốn và làm giàu cổ điển nhất và cũng hiệu quả nhất. Bên cạnh vàng, các kim loại quí khác cũng được sử dụng với mục đích tương tự. Tuy nhiên, dù trải qua nhiều thế hệ, vàng vẫn luôn luôn là một công cụ chuyển đổi chung cũng như phương tiện thanh toán và đồng thời cũng là một loại hàng hóa. Chế độ bản vị vàng đã có ảnh hưởng vô cùng sâu sắc đến sự phát triển của nền kinh tế thế giới trong suốt thế kỉ 19 và 20. Sự ngăn cách giữa các quốc gia mờ nhạt dần dưới sự tác động của vàng, và vàng đóng vai trò như là đồng tiền chung của thế giới cho đến tận những năm 70 của thế kỉ 17. Chính do điều này mà các hoạt động giao dịch với kim loại quí bị kiểm soát chặt chẽ. Nhìn chung, các giao dịch được thực hiện ở cấp độ quốc gia hoặc các tổ chức tài chính thế giới.
Tuy nhiên, kết quả của sự mâu thuẫn trong nội bộ hệ thống đã dẫn đến sự thay đổi về chất và tỉ giá tiền tệ được để thả nổi. Do đó, vai trò của vàng đã bị thay đổi, trên bình diện pháp luật, nó bị loại trừ ra khỏi hệ thống tiền tệ thế giới. Sự thả lỏng các giao dịch bằng vàng bắt đầu; những quyền cá nhân về tư hữu các loại kim loại quí được mở rộng. Thị trường kim loại quí thay đổi, do vậy, không những cấu trúc thị trường mà các thành viên và hoạt động trên đó cũng thay đổi. Ngày nay, tuy vàng không còn là một phương tiện thanh toán nữa nhưng nó vẫn tồn tại ở hệ thống các quan hệ kinh tế. Hiện nay, thị trường vàng thế giới là một cấu thành phức tạp của thị trường nội địa và thị trường quốc tế và gần như không chịu sự kiểm soát của chính phủ. Tất cả những điều này đảm bảo sự giao dịch toàn cầu 24/24 với cả kim loại quí và các phái sinh của nó.
Về mặt danh nghĩa, cấu trúc cầu trên thị trường vàng thế giới có thể được chia thành 3 thành phần: dự trữ ở tất cả các mức độ, tiêu thụ công nghiệp và nội địa và các hoạt động đầu cơ. Nguồn cung bao gồm các kim loại quí, tích trữ cá nhân và công cộng, hàm lượng quặng và các nguồn lưu thông bất hợp pháp.
Nguồn cung cấp chính là các nhà sản xuất vàng; người mua chính là những người sử dụng vào mục đích công nghiệp. Cả hai đối tượng này đều không thường xuyên xuất hiện trên thị trường vì những lí do khác nhau. Tuy nhiên, chúng ta sẽ bàn về sự tăng trưởng và suy thoái trên thị trường kim loại quí sau.
Thị trường vàng
Thị trường vàng quốc tế được đặt tại các thành phố như Zurich, Hong Kong, London, New York và Dubai. Những yêu cầu khắt khe được áp đặt cho một số ít thành phần tham gia thị trường này. Đó thường là các ngân hàng lớn và các công ty chuyên biệt có uy tín cũng như sự vững vàng về tín dụng. Lượng các giao dịch khả thi trên thị trường thế giới khá lớn. Không có bất kì sự kiểm soát nào về thuế hay hải quan. Những giao dịch lớn với các kim loại quí được thực hiện 24h/ngày với một mạng lưới vô cùng rộng lớn các khách hàng liên quan tới thị trường vàng. Những giao dịch này có những qui luật rất chặt chẽ và được xây dựng bởi chính những người tham gia vào thị trường.
Các thị trường vàng nội địa là thị trường của một hoặc một vài quốc gia và chủ yếu tập trung vào các nhà đầu tư nội địa. Chúng được chia thành thị trường mở và thị trường đã được điều chỉnh. Thị trường mở hầu hết là các thị trường ở khu vực châu Âu như Milan, Paris, Amsterdam và Frankurt-on-Main. Các thị trường đã được ổn định được đặt ở các quốc gia thuộc Thế Giới Thứ Ba. Ở các thị trường nội địa, các giao dịch chủ được thực hiện chủ yếu với khối lượng nhỏ và đồng tiền quốc gia là phương tiện thanh toán.
Thị trường chợ đen có thể được tìm thấy ở một số quốc gia trong khu vực Asian. Hoạt động giao dịch với vàng trên những thị trường này hoàn toàn không chịu sự kiểm soát của chính phủ. Thị trường chợ đen tồn tại đồng thời với thị trường đóng. Thị trường đóng là một dạng của thị trường nội địa được tổ chức khác đi, nơi mà tất cả các hoạt động xuất khẩu và nhập khẩu vàng đều bị cấm; hơn nữa, mức thuế khiến việc giao dịch với các kim loại quí không thực sự mang lại lợi nhuận do mức giá nội địa luôn vượt mức giá của thế giới.
Các thành phần tham gia thị trường vàng
Những người khai thác vàng
Vàng nguyên bản chủ yếu được cung cấp bởi các nhà sản xuất vàng. Đó có thể là các công ty nhỏ hay các tập đoàn lớn. Dĩ nhiên là mức độ ảnh hưởng của công ty đến thị trường phụ thuộc và lượng vàng mà công ty đó cung cấp. Do đó, các thành viên khác của thị trường đặc biệt chú ý đến động thái của các nhà sản xuất vàng lớn.
Công nghiệp
Các tổ chức sản xuất và kinh doanh đồ trang sức cũng như các công ty chế xuất vàng.
Trao đổi
Ở một số quốc gia, có những danh mục đặc biệt về những giao dịch kim loại quí, đặc biệt là vàng, lớn nhất.
Nhà đầu tư
Những sở thích khác nhau của các nhà đầu tư dẫn tới các danh mục đầu tư khác nhau vào các tài sản liên quan tới vàng. Loại tài sản phổ biến nhất với các nhà đầu tư trên thị trường vàng là CFDS.
Ngân hàng
Các ngân hàng quốc gia là những nhà hoạt động lớn nhất trên thị trường vàng và họ tạo ra qui luật. Việc bán vàng tích trữ không phải là mục đích chính của họ nhưng họ quan tâm tới việc sử dụng nguồn tích trữ. Các ngân hàng trung ương có ảnh hưởng lớn đến các điều kiện trên thị trường, điều này đặc biệt được thể hiện rõ trong những năm 90 của thế kỉ 20.
Các tổ chức trung gian và nhà môi giới
Các tổ chức trung gian và nhà môi giới chuyên nghiệp trên thị trường vàng là các công ty chuyên biệt và các ngân hàng thương mại. Họ nắm giữ nhiệm vụ quan trọng hàng đầu bởi vì gần như toàn bộ vàng sẽ qua tay họ đầu tiên.
Thị trường vàng bạc
Khối lượng giao dịch vàng nguyên chất lớn nhất diễn ra ở London và Murich. Ban đầu, phần lớn tất cả các giao dịch vàng được thực hiện ở London, đất nước có lợi thế là nhận được nguồn vàng từ các nước thuộc khối thịnh vượng chung, chủ yếu là từ Cộng Hòa Nam Phi. Họ bị hấp dẫn bởi các tổ chức giao dịch kim loại quí chuyên nghiệp. Vàng được vận chuyển từ London đến Lục Địa Châu Âu rồi sau đó đến Viễn Đông.